Dinhvigps.vn

6 cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không và cách xử lý

Thứ Sáu, 09/08/2024
Dinhvigps.vn

Các thiết bị định vị GPS ra đời đánh dấu bước chuyển mình tích cực trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Tuy nhiên, chúng cũng được coi là mối nguy hại đáng gờm khi chúng ta bị gắn định vị trên các phương tiện di chuyển mà không hề hay biết. Vậy đâu là cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không? Cùng Vntrack giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

I. Hậu quả khi không phát hiện sớm xe máy có bị gắn định vị

Thiết bị định vị xe máy ngày nay được sử dụng rộng rãi và dần trở nên phổ biến. Sở dĩ như vậy là bởi thiết bị này có thể ghi lại toàn bộ các thông tin quan trọng trong quá trình hoạt động của xe, như: vị trí, tọa độ, thời gian và quãng đường,... Với kích thước vô cùng nhỏ gọn, thiết bị định vị có thể dễ dàng lắp đặt vào các phương tiện di chuyển, đặc biệt là trong những ngóc ngách nhỏ mà chúng ta không thể phát hiện. 

Tuy nhiên, cũng chính vì những tính năng này mà một số kẻ xấu đã lợi dụng để tiếp cận phương tiện, tài sản của bạn. Nếu không kịp thời phát hiện, mọi hành trình di chuyển của bạn sẽ bị theo dõi bởi 1 người khác, càng nguy hiểm hơn nữa nếu đó là kẻ muốn hãm hại bạn.
Bên cạnh đó, một số loại thiết bị định vị trên thị trường hiện nay còn có thể phát ra những tần số gây nhiễu, ngừng hoạt động xe. Điều này gây rối loạn trong quá trình di chuyển, hoặc thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu đang chi chuyển trên địa hình hiểm trở.

II. 6 cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không

Có thể thấy việc không nhận biết được xe máy của mình bị gắn thiết bị định vị sẽ gây ra những hậu quả vô cùng khôn lường. Vậy đâu là cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không? Vntrack sẽ mách bạn 6 cách kiểm tra cực hiệu quả dưới đây:

1. Kiểm tra vị trí bên ngoài xe máy

Thông thường những dòng GPS được gắn bên ngoài xe máy thường có kích thước khá nhỏ, tối màu và chống nước, vì thế chúng rất khó nhận biết và phát hiện. Tuy nhiên, bạn hãy kiểm tra thật kỹ những vùng như: tản nhiệt, sườn xe, đuôi xe, hầm xe, hốc các bánh xe,... Đây chính là những vị trí mà thiết bị định bị thường được gắn.

2. Kiểm tra vị trí đầu xe hoặc ổ khóa

Đầu xe máy và ổ khóa là những bộ phận gần với nguồn điện và có nhiều đầu dây nối, một vị trí hoàn hảo để lắp đặt các thiết bị định vị. Chính vì vậy bạn nên quan sát kỹ những vị trí này, kiểm tra xem có đường dây lạ nào được đấu với cầu chì hay không. Nếu có hãy tìm theo đường dây đó xem chúng nối đến đâu, rất có thể một thiết bị định vị GPS đã được lắp ẩn phía trong đầu xe máy của bạn.

3. Kiểm tra ắc quy xe 

Cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không qua bộ phận ắc quy được nhiều người đánh giá là khá hiệu quả. Phần lớn các thiết bị định vị thường sử dụng năng lượng từ ắc quy xe máy. Chính vì vậy bộ phận ắc quy là vị trí quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi kiểm tra. 

4. Kiểm tra trong cốp xe, đuôi xe

Cốp xe hay đuôi xe là vị trí khuất tầm mắt, thường ít khi bị phát hiện, bên cạnh đó nhờ có sự che chắn đặc biệt mà các thiết bị được lắp tại đây cũng ít chịu tác động cực đoan từ thời tiết. Chính vì thế, đây được xem là vị trí hoàn hảo để lắp đặt thiết bị định vị GPS, bạn nên thường xuyên kiểm tra và quan sát kỹ vị trí này.

5. Cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không bằng điện thoại

Sử dụng điện thoại cũng là một trong những cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không linh hoạt và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để đảm bảo sự chính xác khi kiểm tra:

  • Gọi một cuộc điện thoại: Các thiết bị định vị thường phát ra sóng điện từ gây ra nhiễu, gián đoạn cuộc gọi. Hãy thử ở cạnh chiếc xe của mình và gọi 1 cuộc điện thoại, nếu thấy tín hiệu chập chờn, có thể xe của bạn đã bị gắn GPS. 
  • Sử dụng flash từ điện thoại: Đảm bảo xe của bạn ở vùng không có ánh sáng, tắt động cơ sau đó bật đèn flash từ điện thoại và dò tìm từng vị trí trong xe. Nếu có ánh sáng phản xạ trực tiếp từ 1 vị trí thì khả năng cao đó chính là vị trí bị gắn định vị.
  • Sử dụng camera kiểm tra định vị: Tương tự như phương pháp dùng đèn flash, sử dụng camera quét xe của bạn trong bóng tối, nếu xuất hiện điểm xanh hoặc đỏ thì đó chính là vị trí bạn nên tìm kiếm.
  • Sử dụng ứng dụng dò tìm định vị: Tải ứng dụng dò tìm định vị trên App Store hoặc Google Play, các ứng dụng sẽ dò tìm không gian xung quanh và nếu có dấu hiệu của GPS, ứng dụng sẽ đưa ra cảnh báo cho bạn.

6. Sử dụng thiết bị hỗ trợ dò tìm định vị

Cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không chính xác và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng thiết bị dò tìm định vị máy quét điện tử. Đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng máy quét điện tử đưa gần vào xe máy. Nếu có tín hiệu rung, phát ra âm thanh và sáng đèn, chắc chắn xe máy của bạn đã bị gắn định vị GPS.

III. Cách tháo thiết bị định vị xe máy nhanh chóng

Sau khi áp dụng các cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không, nếu bạn phát hiện ra phương tiện của mình có bị gắn định vị, hãy nhanh chóng tháo chúng ra khỏi xe của mình. Dưới đây là cách tháo thiết bị định vị xe máy nhanh chóng:

  • Bước 1: Tìm dây nối giữa thiết bị định vị GPS với nguồn điện của xe.
  • Bước 2: Ngắt dây nguồn để vô hiệu hóa thiết bị định vị, với các thiết bị không dây, bạn có thể sử dụng máy phá sóng để vô hiệu hóa thiết bị định vị.

Trên đây là một số cách kiểm tra xe máy có gắn định vị không cũng như cách để xử lý sau khi phát hiện ra chúng. Hy vọng những chia sẻ trên có thể mang lại thông tin hữu ích cho bạn, truy cập Vntrack để biết thêm những thông tin thú vị hơn.

Viết bình luận của bạn
Tags
Ẩn so sánh