Dinhvigps.vn

Thiết bị giám sát hành trình, định vị xe hợp chuẩn

Thứ Ba, 06/08/2024
Dinhvigps.vn

Thiết bị giám sát hành trình hay còn được gọi là thiết bị định vị hợp chuẩn, đây là sản phẩm quen thuộc đối với ngành giao thông vận tải. Để có thể hiểu đúng, đủ và biết cách tận dụng các ứng dụng thông minh của thiết bị định vị, hãy cùng Vntrack tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về thiết bị giám sát hành trình là gì?

Thiết bị giám sát hành trình hay còn gọi là thiết bị định vị hợp chuẩn là sản phẩm được gắn trực tiếp vào các phương tiện tham gia giao thông, bao gồm: xe máy, ô tô, xe tải, xe khách, xe đầu kéo, taxi hoặc các phương tiện chuyên dụng khác. 
Công dụng chính của thiết bị giám sát hành trình là giúp người dùng theo dõi, xác định được chính xác vị trí phương tiện giao thông, tài sản của mình thông qua nguyên lý hoạt động của phần mềm định vị GPS. 

>> Xem thêm: Cách phân biệt thiết bị định vị hợp chuẩn và không hợp chuẩn!

II. Tính năng của thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn

Theo thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ban hành vào ngày 15/12/2014 quy định về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô”, một thiết bị giám sát hành trình được coi là đạt chuẩn nếu chúng đáp ứng được 8 tính năng cơ bản sau:

1. Thông báo trạng thái hoạt động của thiết bị định vị 

Thiết bị giám sát cần có khả năng tự kiểm tra và thông báo trạng thái hoạt động, các chỉ số bao gồm tín hiệu GMS, tín hiệu GPS, trạng thái kết nối với máy chủ, tình trạng bộ nhớ lưu trữ dữ liệu, trạng thái đăng nhập/ đăng xuất lái xe,... Các tín hiệu này sẽ được thông báo và hiển thị bằng đèn trên màn hình. 

2. Nhận diện khi thay đổi người lái xe

Một tính năng cần có ở các thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn đó chính là nhận diện khi thay đổi người lái xe. Thiết bị cần ghi nhận được thời gian, tọa độ khi thay đổi người lái xe cũng như nhận biết và thông báo về trạng thái: Đăng nhập, đăng xuất. Các thông tin về lái xe sau đăng nhập/đăng xuất phải được lưu trữ tại thiết bị, sau đó gửi thông tin về máy chủ.

3. Gửi tín hiệu cảnh báo đối với người lái xe

Thiết bị giám sát hành trình cần phải đáp ứng đủ về chức năng cảnh báo đối với người lái xe. Thiết bị phải có âm thanh đủ lớn để đảm bảo người lái xe có thể nhận biết được trong các trường hợp nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Xe chạy quá tốc độ giới hạn theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này âm thanh cảnh báo phải được duy trì liên tục cho đến khi tốc độ của xe nhỏ hơn hoặc bằng so với tốc độ giới hạn.
  • Phương tiện di chuyển chạy liên tục trong vòng 4 giờ, hoặc tổng thời gian làm việc của tài xế quá 10 giờ. Lúc này âm thanh cảnh báo cần được duy trì liên tục cho đến khi xe dừng hoặc đổi lái xe.

4. Ghi và lưu trữ dữ liệu 

Một thiết bị giám sát đạt chuẩn cần phải có chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu các thông tin cơ bản và tối thiểu như sau: 

  • Hành trình xe: thời gian, tốc độ, tọa độ của phương tiện.
  • Tốc độ phương tiện vận hành: Tốc độ xe trong từng giây được ghi lại trong suốt hành trình xe chạy. 
  • Thông tin về phương tiện và người điều khiển: Thời điểm, tọa độ bắt đầu và kết thúc, thời gian lái xe liên tục và tổng thời gian làm việc 1 ngày của tài xế đối với từng phương tiện.
  • Thông tin về số lần đỗ xe và thời gian dừng: Tọa độ, thời điểm, thời gian của mỗi lần dừng, đỗ xe.
  • Thông tin về số lần và thời gian đóng/mở cửa xe: Tọa độ, thời điểm, tốc độ đóng mở tại các thời điểm đóng/mở cửa xe.

5. Truyền dữ liệu về máy chủ

Các dữ liệu cần được lưu trữ lại trên thiết bị giám sát trực tuyến và truyền thông tin về máy chủ để theo dõi, quản lý theo quy định. Những trường hợp bất khả thi như mất tín hiệu hoặc đường truyền, thiết bị phải đảm bảo khả năng gửi thông tin tới máy chủ ngay khi đường truyền hoạt động trở lại.

6. Cài đặt tham số

Thiết bị cần đảm bảo cài đặt được các tham số cơ bản ban đầu như: Biển số xe, hệ số xung/km, phương pháp đo tốc độ, tốc độ tối đa, ngày lắp đặt/sửa chữa thiết bị. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thiết bị cần có trách nhiệm bảo mật các tham số đã cài đặt.

7. Trích xuất dữ liệu

Thiết bị giám sát phải đáp ứng khả năng kết nối trực tiếp với máy tính thông qua cổng kết nối DB9 theo giao thức đã được quy định rõ tại Phụ lục 01 của Quy chuẩn 31:2014/BGTVT.

8. Thống kê, báo cáo dữ liệu chi tiết

Để đảm bảo tính năng thống kê, trích xuất và in dữ liệu, thiết bị giám sát hành trình cần có khả năng kết nối được với máy in di động qua cổng kết nối RS 232. Định dạng in, nội dung in được quy định tại phụ lục 02 Quy chuẩn 31:2014/BGTVT. 

III. Cấu tạo chung của thiết bị giám sát hành trình xe

Để đáp ứng được đầy đủ những tính năng kể trên, thiết bị giám sát hành trình được cấu tạo từ 3 nhóm bộ phận chính:

  • Nhóm bộ phận định vị GPS: Đảm nhận chức năng định vị chính xác vị trí bằng tọa độ GPS cụ thể, cũng như xác định tốc độ di chuyển của phương tiện. 
  • Nhóm bộ phận 2G: Nhóm bộ phần này đảm nhận chức năng truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình sang máy chủ dữ liệu.
  • Nhóm bộ phận xử lý dữ liệu và điều khiển: Đảm nhận vai trò ghi nhận, lưu trữ và truyền tải dữ liệu từ bộ phận giám sát đến máy chủ.

IV. Nguyên lý hoạt động của thiết bị giám sát hành trình

Thiết bị giám sát hành trình sẽ được kết nối trực tiếp với phần mềm định vị GPS. Máy chủ dữ liệu hay còn gọi là Sever Data - nơi mọi thông tin của thiết bị giám sát gửi về và được lưu trữ lại. Nhờ có phần mềm định vị GPS, những dữ liệu ghi lại sẽ được xử lý và hiển thị lên cho người dùng thông qua phần mềm máy tính hoặc thiết bị điện thoại. 
Các thông tin được thu thập bao gồm: vị trí, tốc độ, hướng di chuyển, chế độ tắt mở khóa, mức nhiên liệu của xe, hình ảnh camera,...nhằm phục vụ cho quá trình tổng hợp những báo cáo liên quan.

V. Vì sao nên lắp thiết bị định vị, giám sát hành trình

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc lắp đặt hệ thống giám sát xe trở nên phổ biến và và được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Tại sao thiết bị định vị hành trình lại được nhiều người sử dụng đến vậy?

  • Đảm bảo an toàn và nâng cao ý thức tham gia giao thông của tài xế: Hệ thống giám sát hành trình sở hữu những tính năng vượt bậc như: Kiểm soát vận tốc, báo cáo vi phạm, báo cáo thời gian lái xe,... Từ đó có thể nâng cao ý thức tài xế cũng như đảm bảo được các vấn đề về an toàn giao thông.
  • Cải thiện hiệu quả điều phối đội xe: Việc giám sát và điều hành đội xe cũng được quản lý dễ dàng thông qua các thông tin được thu thập linh hoạt như biển số xe, tài xế, vị trí xe,....
  • Nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cho doanh nghiệp: Tăng cường khả năng quản lý phương tiện: quản lý hoạt động vận tải, kiểm soát tải trọng,... Đảm bảo giúp cho hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp trở nên ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi nhuận.

Trên đây là một số thông tin về thiết bị giám sát hành trình, hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Vntrack có thể trở nên hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ nhu cầu tư vấn, đặt hàng hãy liên hệ ngay đến số Hotline của Vntrack để được hỗ trợ.

Viết bình luận của bạn
Tags
Ẩn so sánh